Benh Hoc | Vetshop VN


An Toàn Sinh Học Giúp Hạn Chế Bệnh Tiêu Chảy Cấp Trên Heo (PEDV)

Virus PED (PEDV) đang thách thức các chương trình an toàn sinh học tại Bắc Mỹ buộc các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường phải tăng lên một cấp độ mới mới có thể bảo vệ trang trại khỏi PEDV. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các thay đổi mới giúp các trang trại nhanh chóng nắm bắt thông tin và không bị động trong khâu vệ sinh phòng bệnh.

Bệnh PED vào Bắc Mỹ từ năm 2013 và nhanh chóng lây lan làm thiệt hại vô cùng to lớn cho ngành chăn nuôi heo khu vực này. Mặc dù một số hệ thống các trang trại đã áp dụng thành công các biện pháp an toàn sinh học để ngăn chặn sự xâm nhập của virus tai xanh (PRRS) và suyễn heo (Mycoplasma hyopneumoniae), tuy vậy các biện pháp này vẫn không thể ngăn chặn thành công sự xâm nhập của PEDV.

Ảnh 1: những tiêu chuẩn an toàn sinh học cũ không còn khả năng bảo vệ trang trại trước PEDV được nữa
Ảnh 1: những tiêu chuẩn an toàn sinh học cũ không còn khả năng bảo vệ trang trại trước PEDV được nữa
PEDv lây lan với một tốc độ chóng mặt trong những tháng mùa đông năm 2013-2014 cho đến hè năm 2014 mới có dấu hiệu lây lan chậm lại.

Cải Thiện Tình Trạng Hư Móng Chân Trên Heo Nái

Đã từ lâu tình trạng hư hại móng chân heo nái là một rắc rối mà các nhà chăn nuôi thường xuyên gặp phải.

Tuy nhiên, tình trạng này ít được các nhà chăn nuôi quan tâm. Cho đến những phân tích gần đây cho thấy nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của đàn nái, điều này đã làm thức tỉnh các nhà chăn nuôi, đặc biệt ở qui mô trang trại.

Heo bị nứt ngang móng
Heo bị nứt ngang móng
Các số liệu quan sát và thí nghiệm cho thấy chính tình trạng hư hại chân và móng là lý do dẫn đến heo nái bị loại thải sớm trước lứa ba hay bốn. Nhiều khảo sát tại Đại học Minnesota (Hoa Kỳ) cho thấy hơn 88% heo nái khảo sát có ít nhất một tổn thương trên móng.

Heo Đột Tử Do Bị Trụy Tim Trong Chăn Nuôi Công Nghiệp

Chết đột tử do truỵ tim thường xảy ra ở heo lớn, đặc trưng với cơn đau tim đột ngột, quá cấp tính, rối loạn tuần hoàn và thoái hoá cơ tim. Bệnh do một loại virut gây ra.

Heo đột tử trong trại thịt. Ảnh minh họa

1. Giới thiệu

Chết đột tử do truỵ tim thường xảy ra ở heo lớn, đặc trưng với cơn đau tim đột ngột, quá cấp tính, rối loạn tuần hoàn và thoái hoá cơ tim. Bệnh do một loại virut gây ra.

2. Đặc điểm dịch tễ

Bệnh gắn liền với mùa nóng nực, thiếu nước uống hoặc vận chuyển heo vào giờ cao điểm.
Bệnh chỉ xảy ra ở heo lớn đặc biệt là heo vỗ béo, heo già và thường thấy ở các trại chăn nuôi tập trung công nghiệp.

3. Căn nguyên

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nguyên nhân gây chết đột tử do truỵ tim. Một số đông các nhà khoa học cho rằng bệnh co khuynh hướng lây lan nên căn nguyên phải là virut. Tuy nhiên, các yếu tố khác có tác dụng làm bệnh phổ biến hơn, nặng nề hơn gồm:
  • Thức ăn đơn điệu. Bệnh đã xảy ra chủ yếu ở lô cho ăn chỉ có khoai tây.
  • Sự hiện diện của Clostridium Oedematien - căn nguyên gây phù nề đường tiêu hoá.
  • Vận chuyển trong giờ cao điểm, nắng nóng.
  • Kết quả thiên lệch của công tác lai tạo giống, tạo ra những giống heo có thân hình càng dài càng tốt, tỷ lệ nạc càng cao càng tốt, nhưng năng suất càng cao thì khả năng kháng bệnh càng kém.
Các yếu tố kể trên đều là các yếu tố stress gắn liền với chết đột tử do truỵ tim.
Dẫu sao, đến nay các nhà khoa học vẫn chưa chỉ rõ virut nào gây bệnh. Vấn đề căn nguyên vẫn bỏ ngỏ, đang chờ câu trả lời ở phía trước.

4. Triệu chứng

Vì bệnh thường xảy ra thể qúa cấp hoặc cấp tính, do đó việc quan sát đầy đủ các triệu chứng lâm sàng bệnh gặp nhiều khó khăn.

Dẫu sao, khi mô tả các biểu hiện bệnh, các tác giả trên thế giới và của chúng tôi đều thống nhất ghi nhận:
  • Thân nhiệt tăng cao 41 - 42 độ C.
  • Heo nằm bẹp, thở dốc, nhịp tim, nhịp thở đều tăng cao và loạn nhịp.
  • Da đỏ tím, nóng rực, mũi khô.
  • Co giật, tiêu chảy và chết rất nhanh, thịt thâm và dễ thối rữa.

5. Bệnh tích

  • Mô tổ chức dưới da vùng tai, mõm, bẹn có màu tím thâm.
  • Phổi bị viêm phù nề do tích nước dẫn đến giảm khả năng hô hấp – trụy hô hấp.
  • Tim chứa đầy máu (nhồi máu).
  • Trên cơ tim có nhhiều vùng màu xám trắng (thoái hoá cơ tim), khi xét nghiệm vi thể thấy thiếu máu, thoái hoá cơ tim.

6. Chẩn đoán

Bệnh xảy ra trong mùa nóng, gắn liền với điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng kém, không đúng kỹ thuật, vận chuyển, san đàn, chuyển chuồng và chỉ xảy ra ở heo lớn, heo già.
Mổ khám thấy các bệnh tích đặc thù như mô tả ở phần trên.

7. Điều trị

Do hầu hết các ca bệnh xảy ra ở thể quá cấp tính, heo chết đột ngột và rất nhanh nên việc điều trị rất khó khăn và kém hiệu quả.

Những ca cấp hoặc dưới cấp tính có thể điều trị như sau: Cho heo nằm nghỉ, trợ sức...

Nguồn: PGS. TS Lê Văn Năm

Kinh Nghiệm Trong Điều Trị Hội Chứng Tiêu Chảy Trên Heo

Hình 1: Heo con tiêu chảy do E.coli
Heo con tiêu chảy do E.coli
Hiện nay hội chứng tiêu chảy ở heo xảy ra khá phổ biến, nhất là khi thời tiết khí hậu có biểu hiện chuyển mùa. Việc phòng trị bệnh là một việc làm thường gặp đối với người chăn nuôi và cán bộ thú y cơ sở. Vậy làm thế nào để điều trị đúng mang lại hiệu quả cao? Là một cán bộ chuyên môn đã nhiều năm gắn bó với nghề xin đưa ra một số biện pháp điều trị heo tiêu chảy có hiệu quả để người chăn nuôi và bạn đồng nghiệp áp dụng thực tiễn.

Thứ nhất: Cần chẩn đoán đúng

Đây là yếu tố hàng đầu vì chẩn đoán đúng thì hiệu quả điều trị mới cao, thực tế hội chứng tiêu chảy thường xảy ra ở các lứa tuổi khác nhau, việc điều trị còn phụ thuộc vào từng lứa tuổi heo, để chẩn đoán đúng cần tìm rõ nguyên nhân gây bệnh.
tiêu chảy ở heo

Ảnh Hưởng Yếu Tố Quản Lý Và Môi Trường Nuôi Đối Với Bệnh Hô Hấp Trên Heo

Mối liên hệ giữa các yếu tố trong bệnh PRDC
Ảnh minh họa
Những yếu tố ảnh hưởng đến bệnh hô hấp trên heo được chia làm 7 nhóm chính:
  • Quản lý và sử dụng thuốc không phù hợp.
  • Hệ thống cấp nước.
  • Hệ thống cấp cám.
  • Tình trạng vệ sinh và nền chuồng.
  • Hệ thống thông khí và chất lượng không khí trong trại.
  • Sự di chuyển heo trong trại .
  • Thái độ, khả năng người quản lý.

1. Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc với mục đích điều trị và phòng ngừa bệnh hô hấp. Để có hiệu quả cao việc sử dụng và bảo quản thuốc phải thật hợp lý.

Heo Có Triệu Chứng Thần Kinh, Sưng Phù Và Đột Tử

Bệnh do E. coli trên heo thịt. Ảnh minh họa
Bệnh do E. coli trên heo thịt. Ảnh minh họa
Thời gian gần đây, rất nhiều trường hợp bệnh trên heo thịt từ 20-30 kg trở lên bị đỏ người, nổi nốt, sưng phù, triệu chứng thần kinh, chết đột ngột, sùi bọt mép, có con mổ ra thì bàng quang căng phồng...

Xin giới thiệu đến quý độc giả một trường hợp bệnh trên heo tương tự đã xảy ra trong thực tế (từ quy mô trại, biểu hiện bệnh, bệnh tích mổ khám cho đến các cách lập luận mà các chuyên gia đã áp dụng để chẩn đoán, cách xử lý khi đã chẩn đoán ra bệnh) để các bạn có thể tham khảo, học hỏi cũng như rút kinh nghiệm cho chính trường hợp của mình.

Bệnh Còi Xương Trên Heo Con

Mô sẹo (mũi tên) do gãy xương sườn trong  trường hợp thiếu vitamin D. Ảnh pig333
Mô sẹo (mũi tên) do gãy xương sườn trong
trường hợp thiếu vitamin D. Ảnh pig333
Bệnh còi xương trên heo là do mất cân bằng trao đổi chất giữa Canxi, Photpho và thiếu vitamin D...

1. Giới thiệu

Còi xương là bệnh không lây (bệnh nội khoa) thường xảy ra ở heo con và heo choai với đặc trưng các biến đổi ở xương dưới hai dạng: còi xương và co giật do thiếu canxi.

2. Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh

Bệnh còi xương do mất cân bằng trao đổi chất giữa Canxi (Ca) - Photpho (P) và thiếu vitamin D.

Nguyên nhân chính là do thức ăn nghèo Ca, P, vitamin D cũng như heo con sinh ra từ những heo mẹ thiếu vận động (chuồng nuôi không có khoảng trống), thiếu ánh sáng trực tiếp của mặt trời, độ ẩm chuồng nuôi cao, thường xuyên có sự thay đổi thức ăn, nhất là thức ăn có hàm lượng mỡ cao xuống hàm lượng mỡ và chất béo thấp (phytoterol, ergosterol, cholesterol) vì chúng là các chất tiền vitamin D. Thành phần công thức khẩu phần ăn mất cân đối (tỷ lệ Ca/P hợp lý là 2/1,4 – 1,5). Vì lý do nào đó mà trong thức ăn chứa canxi (Ca) với khối lượng lớn sẽ dẫn đến giảm khối lượng phôtpho (P) và hậu quả là số canxi thừa sẽ tạo thành các ion canxi (Ca++) và HCO3- tăng độ kiềm (pH>7) là nguyên nhân giảm phôtpho (P) trong cơ thể.

Chẩn Đoán Phân Biệt 4 Bệnh Đỏ Trên Heo

Hàng ngày, cán bộ thú y cơ sở khi điều trị cho heo rất ít gặp những triệu trứng lâm sàng điển hình như lý thuyết đã học (do biến đổi của tác nhân gây bệnh trong thời gian dài). Vậy làm thế nào để chẩn đoán cho đúng? Với kinh nghiệm trong nhiều năm gắn bó với thực tế, tôi xin được nêu một số biện pháp chẩn đoán phân biệt như sau:

Chẩn đoán phân biệt 4 bệnh đỏ trên heo. Ảnh minh họa
Chẩn đoán phân biệt 4 bệnh đỏ trên heo. Ảnh minh họa

1. Phân biệt về lứa tuổi của heo

  • Trong 4 bệnh đỏ, bệnh dịch tả thường gặp ở mọi lứa tuổi heo, bệnh phó thương hàn thường mắc ở lứa tuổi dưói 3 tháng tuổi, bệnh tụ huyết trùng, đóng dấu heo thường mắc ở lứa tuổi từ 3 tháng tuổi trở lên.
  • Như vậy khi heo từ 3 tháng tuổi trở lên, khi mắc bệnh không nên chẩn đoán bệnh là phó thương hàn và ngược lại lơn con(đặc biệt heo con theo) không chẩn đoán là tụ huyết trùng hoặc đóng dấu heo.

2. Phân biệt qua mức độ lây lan và tính chất mùa vụ

  • Đối với bệnh dịch tả heo, có khả năng lây lan rất nhanh, khi trong đàn có một con nhiễm bệnh thì chỉ trong một thời gian rất ngắn là lây nhiễm cả đàn, thậm chí cả khu vực xung quanh. Khi thấy mức độ lây nhiễm như vậy chúng ta thường nghĩ nhiều đến việc heo có thể bị dịch tả.
  • Bệnh tụ huyết trùng heo thường hay xảy ra vào mùa mưa hoặc cuối mùa mưa, nhất là vào những ngày mưa phùn kéo dài còn đối với những bệnh đỏ khác có thể xảy ra quanh năm, bất cứ thời điểm nào.

3. Phân biệt bằng khả năng đề kháng và nốt xuất trên da

  • Heo mắc bệnh dịch tả hoặc phó thường hàn ban đầu thường không có dấu hiệu giảm sút về sức khỏe nhiều, chỉ gầy yếu dần, nhiều con vẫn đi lại chạy nhảy bình thường, tiến triển bệnh chậm. Đối với heo mắc tụ huyết trùng hoặc đóng dấu heo thì khác hẳn, bệnh thường tiến triển rất nhanh, nhiều con chưa kịp điều trị hoặc mới điều trị một hai mũi tiêm đã chết.
  • Trạng thái ăn uống cũng có nhiều khác nhau. Bệnh dịch tả, phó thương hàn thường con vật hay có đặc tính lúc ăn lúc không, lúc con vật bỏ ăn là lúc con vật sốt cao nhưng khi hạ sốt con vật lại muốn ăn uống.
  • Về màu sắc da: Khi heo mắc bệnh tụ huyết trùng hoặc đóng dấu tuy chưa biểu hiện xuất huyết trên da nhưng bao giờ niêm mạc mắt cũng đỏ, niêm mạc thường đỏ sấm khã thường. Heo mắc dịch tả hay phó thương hàn da thường rất nhợt nhạt, khi xuất huyết lấm tấm trên da thì gần như heo đã ở giai đoạn cuối sắp chết.

4. Phân biệt qua trạng thái phân

  • Trong thực tế hiện nay hầu hết heo mắc 4 bệnh đỏ phân lúc đầu đều táo nhưng đối với heo bị dịch tả phân thường tròn và rất cứng, bề mặt có màng nhầy đen bóng, khi chuyển sang trạng thái lỏng phân cũng có màu đen, mùi khắm đặc biệt, bệnh phó thương hàn khi phân chuyển sang trạng thái lỏng thì phân lại có màu vàng nhớt. Đối với bệnh tụ huyết trùng và đóng dấu heo nếu không mắc bệnh ghép khác thì heo thường ít khi chuyển sang trạng thái ỉa chảy kéo dài.
  • Có thể nói đây là một trong nhũng triệu chứng ngoài thực tế rất điển hình để chẩn đoán phân biệt 4 bệnh đỏ của heo.

5. Phân biệt qua phương hướng điều trị bệnh

  • Thông qua việc dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Nếu heo mắc bệnh tụ huyết trùng hoặc đóng dấu son heo khi dùng 1- 2 liều kháng sinh là con vật thường chuyển bệnh, có khi trở lại bình thường. Trường hợp dùng kháng sinh mà không thấy tiến triển thì phải nghĩ ngay đến bệnh khác, có thể là dịch tả, phó thương hàn ...
Hy vọng những kinh nghiệm nhỏ trên đây sẽ giúp các bạn đồng nghiệp bổ sung thêm kiến thức trong quá trình phòng trị bệnh tại cơ sở.

25 Bệnh Cần Biết Trong Chăn Nuôi Gà

Những căn bệnh của gà chúng ta cần biết tên, đặc điểm và cách điều trị
Những căn bệnh của gà chúng ta cần biết tên, đặc điểm và cách điều trị
Việc nhận biết trước, có kinh nghiệm, có kiến thức chuyên môn về đặc điểm bệnh và biết cách điều trị các căn bệnh phổ biến đáng sợ nhất của gà, đặc biệt trong bài viết 25 căn bệnh của gà dưới đây sẽ giúp ích cho Bà con rất nhiều, tránh được các rủi ro, nhận biết sớm và nhanh chóng điều trị kịp thời, dễ dàng thành công hơn trong lĩnh vực chăn nuôi.

So Sánh Bệnh Viêm Khớp Nhiễm Trùng Trên Heo

Heo con bị viêm khớp do Streptococcus Suis.
Heo con bị viêm khớp do Streptococcus Suis.
Viêm khớp trên heo thường gặp trong một số trường hợp bệnh, ảnh hưởng trược tiếp đến sức khỏe heo nói chung và năng suất của trại nói chung. Do đó, chẩn đoán đúng bệnh nhằm đưa ra phác đồ điều trị hợp lý là việc làm rất quan trọng. Trong bài này Vetshop.VN sẽ hướng dẫn cách chẩn đoán phân biệt một vài bệnh gây viêm khớp trên heo, và cách điều trị bệnh.


Kiểu viêm khớp
Lứa tuổi
nhiễm bệnh
Triệu chứng
Thuốc điều trị
(Dùng một trong các loại sau đây)
Tụ cầu khuẩn Streptococcus spp.
1-6 tuần tuổi.
Trong đàn có một vài con bị bệnh với các biểu hiện:
  • Què, khớp sưng tấy ở dạng cấp và mãn tính.
  • Heo bệnh run rẩy, khó đứng và có biểu hiện thần kinh do viêm màng não.
Spectilin, Lincosep, Pneumotic, Ceftiofur, Ampicoli-D, Leptocin, Ampi-kana, Penicillin.
Gentamox, Lincomycin
Đóng dấu heo Erysipelothrix rhusiopathiae.
1-8 tháng tuổi.
  • Què, khớp sưng tấy ở dạng cấp và mãn tính với bệnh toàn thân.
  • Do viêm khớp nên heo ngồi ở tư thế chó ngồi.
  • Trên da xuất hiện nhiều đám xuất huyết hình vuông hoặc hình thoi.
  • Heo dễ đột tử.
Lincosep, Penicilin, Spectilin,Gentamox, Ampi-KD, Ampicoli D, 
Viêm mũi do Mycoplasma hyorhinis.
3-8 tuần, đôi khi tới 12 tháng tuổi.
  • Què, đôi khi sưng khớp.
  • Viêm các màng bao tim phổi, xoang bụng, tinh hoàn với thể cấp hoặc mãn tính (bị >6 tháng)
  • <20% heo bị bệnh và ít bị chết.
Sáng tiêm AnfloxTTS, chiều tiêm Lincosep. Tiêm Ceftiofur 1 mũi/ngày trong 3 ngày
Viêm phổi do Mycoplasma hyosynoviae.
Chủ yếu ở heo 12-14 tuần tuổi.
  • Què, bị cấp tính hoặc mãn tính, đặc biệt ở giống siêu nạc và khung chân yếu.
  • Bị bệnh <10% số đầu heo. ít bị chết.
Spectilin, Lincosep, Pneumotic, Leptocin, Tylosin hoặc Tiamulin phối hợp với Anflox T.T.S.
Viêm teo mũi do Haemophilus parasuis.
2-12 tháng.
  • Què, khớp sưng với viêm đa màng serous.
  • Khi bị nhiễm trùng máu và thể cấp tính heo nằm nhiều, da tím tái.
  • Khó thở, sổ mũi.
Pneumotic, Ampisep, Ampikana, Vinateri, Sulmix hoặc Trisulfon depot.
Viêm dính màng phổi do
Heo sau 1,5 tháng tuổi.
  • Què, khớp sưng với viêm đa màng serous hoặc nhiễm trùng máu.
  • Có thể tạo thành ổ áp xe lớn ở mông, bên trong chứa đầy mủ màu trắng.
Sáng tiêm Lincosep, chiều tiêm Flodoxin.
Hoặc tiêm Ceftiofur 1 lần/ngày trong 3 ngày
Bệnh thoái hoá khớp
Từ 4 tháng trở lên.
  • Què, bị mãn tính nhưng đôi khi bị cấp tính.
  • Hay xảy ra ở heo lớn nhanh, nhiều cơ và thịt nạc.
  • Lười vận động, có thể đi bằng đầu gối.
Không có thuốc có hiệu lực đặc trưng. Phòng bệnh bằng chăm sóc nuôi dưỡng, bổ sung Vitamin ADE, Bcomplex, Vinamix 200 các nguyên tố vi lượng canxi và phôtpho.

Viêm khớp với dịch khớp vàng
Viêm khớp với dịch khớp vàng do Haemophilus parasuis.


/

Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y